Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là, xã hội mới cần phải có những cán bộ với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và trực tiếp thực thi các khâu trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có cả việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng những con người xã hội chủ nghĩa.
Vì thế, với
người cán bộ cách mạng, yêu cầu trước hết là học để “làm người”, “làm việc” và
sau đó mới để “làm cán bộ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra lời khuyên này cho mỗi
cán bộ cách mạng vào tháng 9-1949, nhân dịp Người đến dự lễ khai giảng khóa đào
tạo của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Đây chính là yêu cầu đối với người
cán bộ cách mạng. Nó chỉ rõ sự khác biệt cơ bản về mục đích của việc học trong
chế độ cũ và chế độ mới. Trong khi dưới chế độ cũ, đi học là đặc quyền của một
số người và học là để “vinh thân, phì gia” - đem lại lợi ích cho bản thân và
gia đình; thì dưới chế độ mới, đi học là quyền lợi của toàn dân; học là để phụng
sự, để cống hiến cho Tổ quốc, cho dân tộc.
Người cán
bộ cách mạng đi học để làm sao trở thành những “công bộc” của nhân dân mới đúng
nghĩa “làm người”, có nghĩa là gột rửa hết được những tàn dư do xã hội cũ để lại.
Điều này rất quan trọng, bởi nếu vẫn còn chịu tác động bởi lối suy nghĩ của xã
hội cũ thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực, nặng nề đến hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ xây
dựng xã hội mới. Học để làm việc có nghĩa là học làm sao để có thể hoàn thành
được mọi nhiệm vụ mà Đảng, cách mạng và nhân dân giao phó. Muốn làm cán bộ thì
bắt buộc phải học tập, không chỉ học về kiến thức, mà quan trọng hơn cả là học
về tư cách người cán bộ cách mạng, để làm sao “phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai
cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại” một cách tốt nhất.
Học tập suốt
đời theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là thể hiện thái độ trách nhiệm của tổ chức
đảng, cấp ủy các cấp cũng như của mỗi đảng viên đối với việc học tập. Lúc này,
học tập là nhiệm vụ của người cách mạng chứ không phải là quyền lợi và sở thích
cá nhân nữa. Có nghĩa là, học để phục vụ sự nghiệp cách mạng nên trở thành nhiệm
vụ; đồng thời, sự nghiệp đó là vô cùng lâu dài, gian khổ, nên học tập cũng là
trách nhiệm phải thực hiện suốt cuộc đời của người cách mạng với thái độ nghiêm
túc và ý thức tự giác cao.
Về hạn chế,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một biểu hiện không tốt trong đội ngũ cán bộ, đó là
“bệnh khinh lý luận”. Biểu hiện của căn bệnh này chính là đề cao kinh nghiệm bản
thân, không chịu học hỏi, mà quên rằng “kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng chẳng
qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi”; vì thế, Người chỉ
rõ, họ “cần phải nghiên cứu thêm lý luận, mới thành người cán bộ hoàn toàn”.
Người mắc phải “bệnh khinh lý luận” là những người ngại học hỏi, tìm tòi cái mới,
bằng lòng với cái đang có, vì thế, không bao giờ thực hiện được yêu cầu phải học
tập suốt đời mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra. Do đó, để thực hiện được yêu cầu học
tập suốt đời, cần phải chống lại “bệnh khinh lý luận”. Sự nghiệp cách mạng là
quá trình lâu dài, luôn xuất hiện những đòi hỏi và yêu cầu mới, ngày càng cao
hơn, khó khăn hơn, vì vậy, người cán bộ cách mạng phải không ngừng học hỏi, học
tập suốt đời để nâng cao trình độ bản thân.
Nội dung của
học tập suốt đời theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là: đa dạng, phong phú, theo yêu cầu
phát triển đất nước. Bên cạnh đó, Người rất chú ý việc học hỏi kinh nghiệm: “đặc
biệt phải chú trọng học tập kinh nghiệm và tác phong công tác tốt của các đồng
chí chuyên gia bạn”.
Về phương
pháp học tập suốt đời là học mọi lúc, mọi nơi, mọi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh
căn dặn: học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân; học tập
trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, việc cao cũng như
việc thấp; vừa làm vừa học, nghiên cứu không những trong sách vở mà ngay trong
những công tác của mình. Người hướng dẫn phương pháp học tập biện chứng và khoa
học: phải xem xét toàn diện, xem quá khứ, nhất là xem hiện tại để hiểu biết và
suy đoán tương lai. Có thế mới nhận định tình hình, mới nhận xét sự việc xảy ra
được đúng đắn.
Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời trong giai đoạn hiện nay:
Vào ngày
02/3/2025, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đăng tải bài viết của đồng chí Tổng
Bí thư Tô Lâm về “Học tập suốt đời”: Học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám
làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, trở thành người có ích
cho xã hội. Một trong số những nội dung cốt lõi, giá trị trong bài viết của đồng
chí Tổng Bí thư có ghi:
“Đất nước
đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai” với thế giới
như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc. Đảng ta
không có lợi ích nào khác ngoài đưa đất nước, dân tộc bước vào xã hội giàu mạnh,
người dân ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển; hơn lúc nào hết, chúng ta cần có
những cán bộ có tư duy, tầm nhìn, việc làm đột phá, dám nghĩ, dám nói, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, đặc biệt trong thực hiện các cuộc cách mạng
về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh; hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả và thực hiện
Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển
khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cách mạng 4.0
đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có, sự phát triển mạnh mẽ của kinh
tế tri thức, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số khiến một phần nội dung giảng
dạy tại nhà trường hôm nay có thể thành lạc hậu, lỗi thời sau vài năm; hơn thế,
những điều phổ biến hiện nay thì 10 năm trước còn chưa xuất hiện và có 65% những
công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi công nghệ trong những năm tới. Với thế giới
phức tạp, không ổn định và biến đổi khôn lường, tri thức phải không ngừng được
bổ sung, tuổi thọ con người dài hơn, thời gian về hưu đủ dài, buộc người cao tuổi
phải học và hoạt động để không bị lạc hậu với xã hội hiện đại.
Trong bối
cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá
nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế
giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử
thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn,
đây là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc
gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi
thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao
chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường,
xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường trở thành nước dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xã hội chủ nghĩa”.
Thực tiễn
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời tại Chi bộ 3:
Nhận thức
rõ vai trò của việc học tập suốt đời, Chi ủy Chi bộ 3 luôn tạo điều kiện cho đảng
viên trong Chi bộ được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận
chính trị, cụ thể: trong tháng 3/2025 có 04 đảng viên đã hoàn thành xong lớp
Trung cấp lý luận chính trị; hiện tại có 01 đảng viên đã hoàn thành chương
trình lớp Cao cấp lý luận chính trị và chuẩn bị thi tốt nghiệp.
Kết lại,
những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập suốt đời còn vẹn nguyên giá
trị thời sự, luôn là kim chỉ nam để mỗi người cán bộ, đảng viên không ngừng tự
học, tự rèn nhằm nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực, trình độ chuyên môn, xây
dựng đội ngũ vững mạnh.